Tin tức

Vai trò và ý nghĩa của những hoạt động trong Tháng công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023

Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày nay, giai cấp Công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hoạt động trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế. Lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học – công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Môi trường làm việc, điều kiện lao động của người lao động trong các ngành nghề mới hiện nay ẩn chứa nhiều nguy cơ, phải tiếp xúc với nhiều yếu tố có hại nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật, hóa chất độc hại, bức xạ ion hóa, căng thẳng thần kinh tâm lý, thương tích,…  Chính vì vậy, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động phải là một phần trong hoạt động cốt lõi và cần có sự quan tâm nhiều hơn của toàn xã hội.

Ảnh: TTXVN.

Năm 2023, với mục đích bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động, bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động, với chủ đề của Tháng Công nhân “Kết nối công nhân – Xây dựng tổ chức”, các cấp Công đoàn tập trung triển khai 05 nhóm hoạt động trọng tâm, gồm:

1. Tổ chức chương trình “Đối thoại tháng 5”; diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân”, hoạt động “Cảm ơn người lao động”. Theo đó, Tổng Liên đoàn dự kiến tổ chức diễn đàn để lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp xúc chuyên đề với cử tri công nhân, chia sẻ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, góp ý xây dựng pháp luật chính sách và mong muốn, khát vọng cống hiến phát triển đất nước của CNLĐ.

2. Tổ chức Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp.

3. Tổ chức chương trình “Mỗi công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên” với các nội dung như: Rà soát, đẩy mạnh công tác thương lượng với NSDLĐ nhằm nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ; phối hợp tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Tuần lễ bán hàng giảm giá”, “Ngày hội văn hóa thể thao công nhân”, “Ngày hội chăm sóc sức khỏe”… phục vụ CNLĐ.

4. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ như khám sức khỏe định kì và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, tư vấn, truyền thông về phòng chống bệnh nghề nghiệp,…

5. Gắn hoạt động Tháng Công nhân với tổ chức đại hội công đoàn các cấp; tổ chức chiến dịch truyền thông về 137 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2023).

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Tháng Công nhân – Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 (Báo Lao động).

Với mục tiêu thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, thực thi nghiêm pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Năm 2023, Tháng hành động ATVSLĐ có chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Trong Tháng hành động, trên toàn quốc sẽ diễn ra các hoạt động như: Đối thoại của hội đồng quốc gia và cấp tỉnh về ATVSLĐ; thăm nạn nhân bị TNLĐ – BNN; tổ chức các hoạt động thanh kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; tổ chức khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác ATVSLĐ; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ, khám sức khỏe định kì và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động,…

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế hưởng ứng tháng ATVSLĐ năm 2023.

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang cố gắng khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, những thách thức và nguy cơ trong công tác ATVSLĐ sẽ gia tăng, đòi hỏi các cấp chính quyền cần thực sự quan tâm thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ tại địa phương, bố trí nguồn lực về nhân sự, tài chính cho triển khai công tác ATVSLĐ đối với khu vực, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. Người sử dụng lao động cần chú ý thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro. Người lao động cần tích cực tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong doanh nghiệp, hộ gia đình. Các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ cần tiếp tục được rà soát, cải thiện, đặc biệt là tăng tỷ lệ số người được giám định bệnh nghề nghiệp.

Nguồn: Biên tập và Tổng hợp từ Báo Chính Phủ, Báo Nhân Dân, Báo Lao Động, Công Đoàn VN.

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.