Tin tức

Tăng cường an toàn điện tại nơi làm việc

Trong môi trường làm việc, nguy cơ tai nạn điện luôn tiềm ẩn do sự phổ biến của hoạt động sử dụng điện. Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, việc tập trung vào phòng ngừa tai nạn điện là điều vô cùng cấp bách. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn đầu tiên về tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tai nạn điện tại nơi làm việc và làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả.

1. Một số tai nạn thường gặp do điện

Theo một số báo cáo, kể cả những nhân viên không làm việc trực tiếp với nguồn điện cũng có thể gặp rủi ro tai nạn về điện nên người sử dụng lao động và người lao động cần thực hiện các bước để ngăn ngừa thương tích và tử vong liên quan đến điện tại nơi làm việc.

Theo Tổ chức An toàn Điện Quốc tế, từ năm 2011 đến 2021, OSHA đã báo cáo hơn 1.200 trường hợp tử vong tại nơi làm việc liên quan đến điện. Công nhân có nguy cơ bị thương tật và tử vong do điện cao nhất là kỹ sư, công nhân đường dây, thợ điện, thợ bảo trì. Tuy nhiên, ngay cả những người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, như thợ lợp mái nhà và thợ mộc, cũng có thể gặp phải các nguy cơ nghiêm trọng về điện.

Đây là một vấn đề an toàn nổi bật trong các ngành nghề lao động khác nhau, điều quan trọng đối với cả người sử dụng lao động và người lao động là tuyên truyền nhận thức về các rủi ro liên quan đến điện và ngăn ngừa thương tích tại nơi làm việc.

Điện giật xảy ra khi một người tiếp xúc với một lượng điện gây chết người. Các mối nguy hiểm về điện có thể dẫn đến bỏng, điện giật, sốc điện, hồ quang điện, hỏa hoạn và vụ nổ do điện.

A. Bỏng

Bỏng là một tổn thương trên da hoặc tổ chức sâu hơn. Các vết bỏng có thể có mức độ nghiêm trọng từ bỏng độ I đến độ IV. Bỏng điện thường khó chẩn đoán hơn so với các loại bỏng khác do nhiệt, bức xạ, ma sát, hóa chất hoặc lửa vì chúng có thể gây thương tích đáng kể bên dưới da mà không có dấu hiệu tổn thương trên bề mặt.

B. Điện giật

Điện giật là một thương tích chết người do tiếp xúc với điện. Điện giật thường do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện do tiếp xúc với đường dây điện hoặc tia hồ quang điện.

C. Sốc điện

Sốc điện là tổn thương cơ quan do tiếp xúc với nguồn điện cao thế. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương liên quan sốc điện đến có thể từ giật nhẹ đến gây tổn hại nghiêm trọng, đôi khi làm tổn thương nội tạng.

D. Hồ quang điện

Sự phóng điện hồ quang xảy ra khi có sự giải phóng năng lượng điện đột ngột qua không khí khi tồn tại khe hở điện áp cao và có sự cố đánh thủng giữa các dây dẫn. Tia hồ quang giải phóng bức xạ nhiệt và ánh sáng mạnh, chói có thể gây bỏng. Các thương tích có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc của công nhân với mối nguy hiểm, nhiệt độ và thời gian.

E. Hỏa hoạn

Các vụ cháy do điện điện thường có thể xảy ra do các vấn đề với “đường dây điện tự chế”, chẳng hạn như hệ thống dây điện cũ, bị hư hỏng hoặc ổ cắm bị lỗi. Các vấn đề về dây điện, ổ cắm và công tắc cũng có thể gây ra hỏa hoạn do điện.

F. Cháy nổ

Một vụ nổ do điện có thể xảy ra khi tia lửa điện sinh ra đốt cháy hỗn hợp vật liệu dễ nổ trong không khí.

2. Lời khuyên An toàn Điện cho Người sử dụng lao động, người lao động

Điện được coi là một mối nguy hiểm nghiêm trọng tại nơi làm việc và các tai nạn liên quan có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Theo luật OSHA, người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động một môi trường làm việc an toàn. Vì lý do này, người sử dụng lao động nên thiết lập tiêu chuẩn an toàn điện tại nơi làm việc bằng cách thực hiện các chiến lược để giảm thiểu rủi ro liên quan đến điện và ngăn ngừa tai nạn.

A. Xác định nguy cơ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số mối nguy hiểm về điện nguy hiểm nhất tại nơi làm việc bao gồm:

B. Đánh giá nguy cơ

Người sử dụng lao động nên tuyên truyền tới người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về điện tại nơi làm việc. Ví dụ, bộ ngắt mạch bị ngắt hoặc cầu chì bị đứt có thể cho thấy có dòng điện quá cao chạy qua mạch điện. Đánh giá các nguy cơ và sau đó quyết định hành động để kiểm soát rủi ro và các mối nguy hiểm tiềm tang.

C. Thực hành Làm việc An toàn

Điều quan trọng là luôn thực hành các quy định an toàn khi làm việc với điện. Điều này bao gồm:

  • Lập kế hoạch trước cho công việc và kế hoạch an toàn.
  • Mặc bảo hộ lao động phù hợp.
  • Sử dụng và bảo quản các công cụ phù hợp cho công việc, tránh đường dây điện trên cao, sử dụng hệ thống dây điện và đầu nối phù hợp, đồng thời tránh điều kiện làm việc ẩm ướt và các mối nguy hiểm khác.

D. Xử trí khi có tai nạn điện

Nếu một công nhân bị điện giật hoặc các tổn thương về điện khác trong khi làm việc, điều quan trọng là quản lý và đồng nghiệp phải tuân theo quy trình cấp cứu để giúp đỡ công nhân bị tai nạn và ngăn ngừa các thương tích khác xảy ra.

1) Đầu tiên, ngắt dòng điện nếu công nhân vẫn tiếp xúc với mạch điện.

2) Gọi nhân viên y tế ngay lập tức.

3) Nếu thiết bị đóng cắt mạch điện không thể tiếp cận, hãy cân nhắc di chuyển công nhân ra khỏi dòng điện bằng một vật không dẫn điện, chẳng hạn như các vật liệu nhựa, gỗ khô.

4) Không bao giờ được tiếp xúc trực tiếp vào người công nhân nếu họ vẫn còn tiếp xúc với dòng điện, vì dòng điện có thể truyền từ người này sang người khác, có thể gây nguy hiểm với người tham gia cấp cứu.

5) Sau khi tách ra khỏi nguồn điện và đưa tới vị trí an toàn, hãy lập tức sơ cứu công nhân bị điện giật bằng các bước sau:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp, thoáng khí.
  • Không để nạn nhân bị lạnh, lấy vải sạch phủ lên người.
  • Kiểm tra mức độ chấn thương và kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh táo không.
  • Hãy gọi tên và chờ xem nạn nhân có trả lời hay không.
  • Nếu nạn nhân hôn mê hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không thể mở đường thở hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra mà kiểm tra miệng xem có bất thường không.
  • Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng nhẹ, hãy rửa vết bỏng dưới vòi nước mát. + Nếu nạn nhân không thở và sờ vào không có mạch: Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực (CPR) [4]. Chỉ khi loại trừ nguồn điện, người sơ cứu có thể an toàn chạm vào người nạn nhân thì mới thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Quan sát và ghé sát tai vào gần miệng và mũi của nạn nhân để lắng nghe hơi thở, chú ý xem những cử động của lồng ngực. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt). Còn nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở thì kết hợp xen kẽ hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
  • Cách thực hiện hô hấp nhân tạo: hô hấp nhân tạo thực hiện bằng cách nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau, thổi hơi vào mũi hoặc miệng, với tần suất 10 – 12 lần/phút.
  • Ép tim ngoài lồng ngực 100 – 120 lần/phút, riêng người trẻ có thể làm nhanh và nhiều lần hơn. Xác định chính xác vị trí ép tim tại 1⁄2 dưới xương ức, đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Đặt long bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực người bệnh và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim và bắt đầu ép tim đủ nhanh và mạnh với 1 chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

6) Khi sơ cứu nạn nhân, bạn phải quan sát xem mức độ tổn thương của nạn nhân để có cách sơ cứu phù hợp:

  • Với những người bị giật điện cao thế hoặc giật điện trong thời gian lâu nên đưa đi cấp cứu ngay.
  • Những người bị điện giật sau khi sơ cứu và tỉnh táo thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra vết thương, mức độ bỏng, mức độ chảy máu,… Lúc này, người bệnh có thể được làm một số xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ,… thậm chí chụp chiếu phim, nhất là việc té từ trên cao xuống do điện giật. Từ những kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Kết luận

Tai nạn nghề nghiệp liên quan đến điện là phổ biến và có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các bước nghiêm ngặt để giảm thiểu những rủi ro này. Mặc dù người sử dụng lao động nên thiết lập quy định an toàn tại nơi làm việc, nhưng cả người sử dụng lao động và người lao động phải cùng nhau chấp hành các quy định này để có một môi trường làm việc an toàn.

Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn.

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.