KIM LOẠI MÀU
Khác với kim loại đen, kim loại màu chống gỉ và chống ăn mòn tốt; kim loại màu có các đặc tính, tính chất riêng khiến cho chúng đáp ứng được nhiều yêu cầu cao trong thực tế, từ trọng lượng nhẹ đến không có từ tính. Các lý do này giúp cho chúng trở nên lý tưởng để làm các bảng hiệu ngoài trời, mái che, máng xối, đường ống chất lỏng và có nhiều ứng dụng từ ngành điện, điện tử, ô tô và hàng không vũ trụ đến kỹ thuật và xây dựng . Chúng cũng dễ uốn nên thích hợp để làm đồ trang trí, nội thất hay đồ trang sức.
Ngành công nghiệp kim loại màu rất đa dạng và đang mở rộng. Các sản phẩm ngày càng phức tạp đang được sản xuất bằng cách sử dụng một loạt các hóa chất và quy trình xử lý trong các giai đoạn nấu chảy, tinh chế và hoàn thiện. Tái chế, bao gồm cả việc tách các vật liệu phức hợp, ngày càng có tầm quan trọng vì những lý do liên quan đến nền kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chính vì vậy mà người lao động làm việc trong ngành có nguy cơ cao gặp phải các tai nạn thương tích và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp nguyên nhân do:
Tai nạn thương tích do:
- Trượt chân, vấp ngã và té ngã ở mức độ tương tự
- Máy móc không được bảo vệ
- Rơi từ trên cao xuống
- Vật rơi
- Tiếp xúc với kim loại nóng
- Cháy, nổ
- Di chuyển máy móc và vận chuyển tại chỗ
- Bỏng điện và điện giật
Ngành công nghiệp kim loại màu có nhiều nguy cơ gặp tai nạn lao động trong quá trình làm việc
Bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp do:
- Tiếp xúc với Amiang
- Tiếp xúc với len và sợi khoáng
- Nhiệt độ cực cao
- Bức xạ ( không ion hóa, ion hóa)
- Tiếng ồn và độ rung
- Các chất có thể hít vào ( khí, hơi, bụi và khói)
- Da tiếp xúc với hóa chất (chất kích thích acid, kiềm), dung môi và chất nhạy cảm
- Tiếp xúc với mầm bệnh
- Tiếp xúc với năng lượng được kiểm soát và không được kiểm soát nguồn
- Làm việc trong không gian hạn chế
- Xử lý thủ công và công việc lặp đi lặp lại
Xưởng gia công cơ khí với nhiều chất độc hại
(Nguồn: Viet Competence Trading)
Các bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp có thể gặp ở người lao động làm trong ngành công nghiệp kim loại màu
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
- Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc thủy nghân nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacdimi nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
- Các bệnh da nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi amiang nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi nhôm nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Căng thẳng nhiệt
- Viêm kết mạc và giác mạc
- Các bệnh tật khác liên quan đến nghề nghiệp do chất hóa học có trong môi trường lao động (niken, magie, berili, kẽm, kẽm oxit, khí tự nhiên, nitơ oxit, đồng sunfat, florua, ozon….)
- Ung thư do bức xạ mặt trời; nguồn nhân tạo bao gồm sợi đốt, huỳnh quang và phóng điện, các loại nguồn sáng, thiết bị hàn hồ quang điện, ngọn đuốc plasma và laser, chất phóng xạ.
Hàn xì là một ngành tạo ra nhiều bụi kim loại
(Nguồn: hsvn.com.vn)
Các bước chung để dự phòng bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp trong ngành công nghiệp kim loại màu
Đối với người sử dụng lao động
B1: Đánh giá rủi ro tại môi trường làm việc
B2: Người sử dụng lao động cần phải đưa ra các chiến lược kiểm soát: Chương trình ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy hiểm trong môi trường làm việc; đào tạo và thông tin tới người lao động; cách ly, thay thế, kiểm soát kỹ thuật; cung cấp các thiết bị bảo vệ cá nhân, vệ sinh cá nhân cho người lao động
B3: Giám sát sức khỏe – phòng ngừa thứ phát
Giám sát sức khỏe cho người lao động có thể bao gồm:
- Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm;
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Khám sức khỏe sau thời gian ốm đau kéo dài hoặc khi có các tình trạng bệnh lý được quy định trong luật pháp quốc gia;
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe được thực hiện khi thôi việc để cung cấp bức tranh tổng quát về tình hình cuối cùng ảnh hưởng của việc tiếp xúc với yếu tố có hại;
- Khám sức khỏe bổ sung và đặc biệt khi một sự bất thường được tìm thấy cần phải điều tra thêm.
Khám sức khỏe định kỳ kết hợp khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
(Nguồn: Nhiệm vụ đặc thù 2023 – Viện SKNN&MT)
Đối với người lao động
- Kiểm tra kỹ lưỡng các trang thiết bị máy móc trước khi vận hành và tiến hành gia công;
- Không để các thiết bị máy móc hoạt động nếu không có người giám sát và điều khiển, nếu to có người thì nên tắt máy ngay lập tức;
- Khi máy móc hoạt động gặp phải các sự cố thì cần treo biển thông báo để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra;
- Luôn tuân thủ các nội quy và biện pháp về phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn tại nơi làm việc;
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu nề an toàn lao động trong khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý các thiết bị theo quy phạm, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Xác định cụ thể khu vực nguy hiểm và các nguy cơ có thể gây ra tai nạn trong quá trình làm việc.
- Tham gia đầy đủ các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp,… của cơ quan, doanh nghiệp;
- Tham gia học hỏi, tìm hiểu thông tin đào tạo về an toàn vệ sinh lao động do cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, phát động;
- Tham gia đào tạo, tìm hiểu về các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe trong môi trường làm việc của mình; các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tai nạn lao động, cách lựa chọn và sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp; tham gia đào tạo về sơ cấp cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Thông báo cho cơ quan, doanh nghiệp khi có vấn đề về sức khỏe của bản thân hay có tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc;
- Nghiêm túc sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân, sử dụng đúng mục đích và đúng cách, bảo trì và bảo quản thiết bị này;
- Không nên ăn, nhai, uống hoặc hút thuốc ở khu vực làm việc bị ô nhiễm bởi các vật liệu có trong môi trường làm việc.
- Vệ sinh tay, mặt trước khi ăn uống; vệ sinh tắm rửa thay quần áo sạch trước khi về nhà.
Tài liệu tham khảo:
An toàn và sức khỏe trong ngành công nghiệp kim loại màu – Văn phòng lao động Quốc tế ILO, 2003
https://www.ilo.org/resource/other/safety-and-health-non-ferrous-metals-industries
Nguồn ảnh:
https://vcc-trading.vn/cac-nguy-co-tiem-an-co-hai-trong-xuong-gia-cong-co-khi.htmlhttps://hsvn.com.vn/suc-khoe-moi-truong/anh-huong-cua-bui-kim-loai-den-suc-khoe-con-nguoi.html