Tin tức

Bệnh đậu mùa khỉ: Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh

06/06/2022 |Uncategorized @vi| Từ khóa:

Kể từ đầu tháng 5, bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay hơn 20 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có hơn 100 ca nghi mắc xảy ra tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Điều quan trọng nhất lúc này là người dân nên nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ để có được sự chuẩn bị tốt hơn. Dưới đây là những điều cơ bản cần biết về căn bệnh này.

Đường lây truyền

Bất cứ ai, người lớn hay trẻ con, đều có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra và có 2 đường lây chính như sau:

  1. Từ động vật sang người:
    • Qua vết cắn hoặc vết cào từ động vật bị nhiễm bệnh
    • Qua tiếp xúc với động vật hoang dã
    • Từ việc sử dụng sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh
  2. Từ người sang người:
    • Qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh (ví dụ mủ, máu, nước bọt, dịch khi quan hệ tình dục). Phát ban ở bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn là những triệu chứng liên quan đến đợt bùng phát dịch hiện nay.
    • Qua tiếp xúc với vật liệu đã chạm vào vết loét hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, ví dụ như quần áo và khăn trải giường
    • Qua nhau thai từ mẹ bị nhiễm bệnh sang thai nhi

Triệu chứng

Thời kì ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Những đặc điểm phân biệt và triệu chứng của bệnh như sau:

  • Phát ban với hạch bạch huyết sưng lên màu trắng
  • Sốt, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau lưng, cảm giác ớn lạnh, cảm giác kiệt sức, sưng hạch.
Những thông tin quan trọng về bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Dẫu vậy, những người có bệnh nền có thể có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn do bệnh đậu mùa khỉ. Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng  bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác. Có khoảng 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở trẻ em hay người có bệnh lý khác . Điều quan trọng cần chú ý là tỷ lệ tử vong này có thể cao hơn thực tế do hoạt động giám sát ở các nước lưu hành bệnh còn hạn chế.

Nếu bạn nghĩ rằng bản thân có những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ hoặc đã có tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh, hãy liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn.

Cách phòng chống

Dưới đây là những biện pháp tạm thời nhằm phòng chống bệnh đậu mùa khỉ:

  • Tránh tiếp xúc với những động vật (chết hoặc sống) và người nghi mắc bệnh
  • Tránh tiếp xúc với vật liệu đã chạm vào cơ thể của động vật và người bị nhiễm bệnh
  • Cách ly người bị mắc bệnh ra khỏi khu vực có những người có nguy cơ nhiễm bệnh
  • Mặc đồ bảo hộ y tế khi chăm sóc cho người bị nhiễm bệnh
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn
  • Chế biến kĩ thức ăn làm từ thịt động vật trước khi ăn

Ngày 25/5/2022, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn 551/DP-DT gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong. Cùng với đó là tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng chống tạm thời.

Nguồn: Sức khỏe đời sống, Báo chính phủ, CDC, WHO

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.