Tin tức

Phòng chống dịch COVID-19 trong dịp nghỉ lễ đối với các doanh nghiệp và người lao động

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi-rút, các biến thể mới trong tương lai.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước chỉ ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19, trung bình có 160 ca/tuần. Đặc biệt, từ đầu tháng 4/2023 cho đến nay, số ca mắc có chiều hướng gia tăng trở lại. Cùng với sự gia tăng về số ca mắc, công tác thực hiện giải trình tự gene tìm biến thể mới virus SARS-CoV-2 vẫn được thực hiện liên tục. Hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận các ca mắc COVID-19 thuộc chủng XBB 1.9.1. Đây là biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 với đặc tính lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ.

Biểu đồ số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tính đến 23_04_2023.

Trước nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong dịp nghỉ lễ dài ngày sắp tới, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ra công văn yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch trước, trong, sau dịp lễ 30/4,1/5, giỗ tổ Hùng Vương. Theo đó, để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 chủ động, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, đồng thời để đảm bảo được chuỗi cung ứng sản xuất không bị gián đoạn, đứt gãy sau dịp nghỉ lễ do dịch bệnh, các cơ sở doanh nghiệp và mỗi cán bộ, công nhân, người lao động cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh/thành ủy, UBND tỉnh/thành phố; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; quyết tâm không để dịch bùng phát, lan rộng nhằm bảo vệ những thành quả phòng, chống dịch trên địa bàn.
  • Khuyến khích người lao động sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới.
  • Tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền, truyền thông, vận động sâu rộng, đa dạng các hình thức và phù hợp cho toàn thể người lao động. Tiếp tục thực hiện thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”; trong đó, đặc biệt coi trọng việc tiêm vắc xin và ý thức người dân.
  • Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cần theo dõi sát các thông tin về dịch bệnh COVID-19 và chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch phù hợp theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
  • Thúc đẩy tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19, vận động người lao động tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là nhóm có nguy cơ cao.

Đối với mỗi người lao động:

Các biện pháp cần thực hiện đối với mỗi người lao động để phòng, chống dịch Covid-19.

Nguồn: Biên tập và tổng hợp từ Bộ Y tế, HCDC, baodongthap.vn

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.