Để phòng chống các yếu tố có hại trong nghề nghiệp, chúng ta cần sử dụng các biên pháp:
1. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ
– Thành lập Hội đồng ATVSLĐ cơ sở: Quy định tại Điều 75 Luật ATVSLĐ, Điều 38 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ.
– Bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở:Quy định tại Điều 72 Luật ATVSLĐ, Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
– Bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động: Quy định tại Điều 73 Luật ATVSLĐ, Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
– Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên: Quy định tại Điều 74 Luật ATVSLĐ.
- Phân định trách nhiệm, quyền hạn về công tác ATVSLĐ cho từng cấp, từng bộ phận quản lý quy định tại Điều 7 Luật ATVSLĐ.
2.Xây dựng đầy đủ nội quy, quy trình sản xuất đảm bảo ATVSLĐ theo quy định tại Điều 15 Luật ATVSLĐ;
3. Đảm bảo điều kiện lao độngtheo quy định tại Điều 76 Luật ATVSLĐ;
4. Đối với doanh nghiệp hoạt độngHằng năm phải lập kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và cải thiệ trong 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) thì bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ: Quy định tại Điều 77 Luật ATVSLĐ, Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động – TB&XH.
5. Lập Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập: Quy định tại Điều 19 Luật ATVSLĐ, Điều 8 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
6. Thực hiện công tác tự kiểm tra ATVSLĐ: Quy định tại Điều 80 Luật ATVSLĐ, Điều 9 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động – TB&XH.
7. Tổ chức công tác huấn luyện ATVSLĐ:
- Phân loại lao động trong doanh nghiệp theo 6 nhóm đối tượng;
- Phân loại, thống kê số lượng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (nhóm 3) theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động – TB&XH;
- Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho từng nhóm theo quy định tại Điều 14 Luật ATVSLĐ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – TB&XH;
8. Phân loại lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Quy định tại Thông tư số 15/2016/QĐ-LĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động – TB&XH ban hành danh mục, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục nghề cho người lao động: Quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật ATVSLĐ, Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
10. Thực hiện việc quan trắc môi trường lao động (đo đạc, kiểm tra môi trường lao động) hằng năm tại nơi làm việc: Quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật ATVSLĐ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ.
11. Thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại: Quy định tại Điều 24 Luật ATVSLĐ, Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế đội bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
12. Tổ chức khám sức khỏe, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp: Quy định tại Điều 21, Điều 27 Luật ATVSLĐ, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động,Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.
13. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động (băng, nẹp, băng ca, túi thuốc cấp cứu…): Quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật ATVSLĐ, Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
14. Kiểm định, khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng: Quy định tại tại Điều 30, Điều 31 Luật ATVSLĐ; Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ; Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – TB&XH.
15. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ, BNN, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐnghiêm trọng: Quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Luật ATVSLĐ, Chương III Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động – TB&XH.
16. Thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN đối với người lao động: Quy định tại Điều 38 Luật ATVSLĐ, Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động – TB&XH.
17. Đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật ATVSLĐ.