Tin tức

Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp là gì?

Bệnh bụi phổi silic là bệnh lý của phổi do người bệnh hít phải bụi và có chứa silic, thường được gọi với tên là bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Bệnh có khả năng làm xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó khăn trong việc hít thở.

BỆNH BỤI PHỔI SILIC LÀ GÌ?

    Bệnh bụi phổi silic là bệnh lý là một tình trạng do cơ thể hít phải quá nhiều silic trong thời gian dài. Silic là một loại khoáng chất giống như pha lê, thường có trong cát, đá và thạch anh. Silic có thể gây tử vong cho những người thường làm việc với đá, bê tông, thủy tinh hoặc các dạng đá khác.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH BỤI PHỔI SILIC

–  Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh bụi phổi silic xuất phát âm thầm, hầu như không có triệu chứng lâm sàng nào trong những năm đầu, nhưng nếu chụp X-quang phổi có thể thấy triệu chứng bệnh.

–  Người bệnh có triệu chứng chính là khó thở. Ban đầu chỉ là khó thở khi gắng sức, nhưng về sau có thể khó thở liên tục và đôi khi khó thở dạng suyễn (có co kéo lồng ngực và nghe thở khò khè). Sau đó bệnh nhân bị ho, lúc đầu ho khan, về sau ho có đàm.

– Triệu chứng ho phụ thuộc vào người bệnh và thời tiết (dể ho khi thời tiết thay đổi và ẩm thấp). Với những người hút thuốc hoặc có tiền sử bệnh phổi thường ho nhiều hơn.

– Tiếp đến bệnh nhân có khạc đờm, lúc đầu khạc ít, đàm trắng trong, về sau đàm có mủ vướng máu, đôi khi ho ra máu. Về sau bệnh nhân có cảm giác bị tức ngực, thường gặp ở phần dưới ngực, rất khó chịu và có cảm giác ngực bị bó chặt.

– Ngoài ra còn kèm mệt, sốt nhẹ. Khám lồng ngực thấy như bị “hàn cứng”, khong giãn nở theo nhịp hô hấp, trừ khi hít mạnh vào, lồng ngực như dày lên,…

KHI NÀO NÊN GẶP BÁC SĨ?

+ Bạn nên chủ đông gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng nêu trên

+ Bạn không nên làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiễm bụi silic như quặng than, kim loại,…

+ Nghi ngờ bản thân mắc bệnh nên đến cơ sở y tế ngay

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH BỤI PHỔI SILIC

Diễn biến của bệnh bụi phổi silic thường âm thầm, từ từ và kéo dài nhiều năm, về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy

Người mắc bệnh bụi phổi silic có thể chết trong vòng 10-20 năm sau khi khởi bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân chết thường không phải do bệnh bụi phổi silic mà đa số là do biến chứng của bệnh như dễ bị bệnh lao, dễ bị viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi, khí thủng phổi, hoại tử vô khuẩn, tim giãn nở, tim đập nhanh, suy tim, tổn thương mạch vành,…

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC PHẢI BỆNH BỤI PHỔI SILIC

Những người thường xuyên làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu gồm:

→ Khai thắc quặng đá có chứa silic tự do

→ Đẽo mài đá có chứa silic tự do

→  Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do

→  Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc

→  Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng ti cát

→  Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm

Ngoài ra, những người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao thông cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ không quá cao

PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH BỤI PHỔI SILIC

• Ngoài những người có triệu chứng cụ thể mắc bệnh bụi phổi silic phải chắn chắn gặp bác sĩ, một số người có nghi ngờ mắc bệnh cũng nên đi thăm khám. Bác sĩ sẽ muốn biết về thời gian và cách thức bạn bị nhiễm silic. Họ có thể kiểm tra chức năng phổi của bạn cùng với các xét nghiệm khác

• Chụp X-quang ngực có thể giúp bác sĩ kiểm tra bất kỳ mô sẹo nào ở phổi. Sẹo do silic xuất hiện trên tia X là những đốm trắng nhỏ.

• Bác sĩ cũng có thể chỉ định nội soi phế quản. Thủ tục này liên quan đến việc luồn một ống mỏng xuống cổ họng. Bác sĩ sẽ gắn một máy ảnh nhỏ và ống luồn để nhìn thấy mô phổi của bạn. Các mẫu mô và chất lỏng cũng có thể dược lấy trong quá trình soi phế quản

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BỤI PHỔI SILIC

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh. Mục đích của điều trị làm giảm triệu chứng của người bệnh.

Các loại thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh, cụ thể:

+ Điều trị viêm phế quản mạn tính: Dùng các loại thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho

+ Nếu có biến chứng suy tim: Dùng digital, lợi tiểu, nghỉ ngơi, ăn nhạt

+ Trong suy hô hấp phải cho thở oxy

+ Thuốc bổ dưỡng nâng cao thể trạng,…

Những người mắc bệnh silic có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lao. Bạn nên thường xuyên xét nghiệm bệnh lao nếu bị nhiễm silic. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị bệnh lao. Người bị bệnh nặng có thể cần ghép phổi.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH BỤI PHỔI SILIC

•  Bạn nên đeo khẩu trang chuyên dụng nhằm tránh hít phải silic

•  Phương pháp phun nước và cắt ướt giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với silica đối với những người làm nghề khoan cắt bê tông, thủy tinh. Nơi làm việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

•  Nên ăn, uống ở những nơi không có silic. Nên rửa tay sạch trước khi ăn, uống

•  Bạn nên tránh tiếp xúc với silic khi bị bệnh và bỏ hút thuốc lá, vì thuốc lá làm tổn thương đến các mô phổi.

Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động, tổ chức khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ hằng năm và khám định kỳ 6 tháng một lần cho những nơi có hàm lượng bụi silic tự do cao. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chụp phim 30×40 cm những trường hợp nghi ngờ./

Nguồn: choraymc.vn

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.