Tin tức

CẢNH BÁO DỊCH BỆNH MARBURG – BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM CÓ THỂ XUẤT HIỆN TẠI VIỆT NAM

Sau hơn ba năm đại dịch COVID-19 hoành hành đã gây ra nhiều tổn hại về người và kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, giờ đây dịch COVID-19 đã được nghiên cứu rõ hơn về các chủng, biến chủng và tìm ra phương pháp điều trị, dự phòng cho cộng đồng, doanh nghiệp. Qua những bài học rút ra sau đại dịch COVID-19 chúng ta cần cảnh giác hơn, chủ động phòng tránh, tìm hiểu kỹ về các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ lây lan nhanh bùng phát thành đại dịch, đặc biệt đơi với các nhà máy nơi có tập trung đông người và khi có dịch bệnh xẩy ra thì mức độ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Chính vì vậy, chúng tạ cần chủ động tuyên truyền và xây dựng kế hoạch phòng bệnh để ddaps ứng mõi tình huống khẩn cấp xẩy ra.

Các doanh nghiệp tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn nơi làm việc, ký túc xá trong phòng chống dịch COVID-19.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình)

Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, từ ngày 7 tháng 1 năm 2023 đến ngày 7 tháng 2 năm 2023 ghi nhận tại Guinea Xích đạo (quốc gia ở Tây Phi) có 9 người tử vong và 16 người có triệu chứng sốt cao, nôn do sốt xuất huyết Marburg. Ngày 13 tháng 2 năm 2023, các quan chức chính phủ Guinea Xích đạo đã tuyên bố một đợt bùng phát Margurg.

Ngày 21 tháng 3 năm 2023, chính phủ Tanzania đã tuyên bố đợt bùng phát Marburg đầu tiên của đất nước.

9 người tử vong sau đám tang do nhiễm virus Marburg

Nguồn: Báo Thể thao văn hóa

Gần đây Bộ Y tế đã ra công văn 1452/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước và các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg. Vậy bệnh Marburg là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm, đường lây nhiễm, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào?

Bệnh Marburg là bệnh gì?

Bệnh Marburg (MVD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus Marburg gây ra. Đây là bệnh sốt xuất huyết hiếm gặp và đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền và tử vong cao (50% có thể lên đến 88%).

Hình ảnh dưới kính hiển vi của virus Marburg

(Nguồn: Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

Vật chủ tự nhiên chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi (Rousettus aegyptiacus)

Đường lây của bệnh Marburg là gì?

Có 2 đường lây truyền chính là:

+ Từ động vật sang người: Dơi, động vật linh trưởng chứa virus

+ Từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương trên da, niêm mạc ở mắt, mũi hoặc miệng) với máu, dịch tiết cơ thể ( nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch…) hoặc với môi trường/ vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/ chết do virus Marburg ( quần áo, khăn trải giường, kim tiêm và thiết bị y tế).

Sự lây lan của virus giữa mọi người đã xảy ra trong môi trường gần gũi và những người tiếp xúc trực tiếp như những người chăm sóc tại nhà hoặc trong bệnh viện.

Marburg không lây qua muỗi hay côn trùng cắn và không lây qua đường hô hấp.

Dơi ăn quả châu Phi ( Rousettus aegyptiacus) đậu trong một hang động ở Uganda.

Nguồn: Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

Thời gian từ khi nhiễm virus đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên có thể từ hai đến 21 ngày.

Triệu chứng của bệnh Marburg là gì?

Bệnh có các triệu chứng khởi phát đột ngột: Sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ và khó chịu nghiêm trọng. Tiêu chảy nặng, đau bụng, chuột rút, buồn nôn và nôn có thể xuất hiện từ ngày thứ ba, các ban dát sẩn tập trung ở ngực, lưng, bụng.

Các biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng xuất hiện từ năm đến bảy ngày kể từ khi các triệu chứng khởi phát và các trường hợp tử vong thường có một số dạng chảy máu, thường là từ nhiều vùng.

Dấu hiệu và triệu chứng của Marburg tương tự như một số bệnh truyền nhiễm khác nên cần phân biệt với một số bệnh sốt xuất huyết do virus (bệnh do virus Ebola, sốt rét, sốt thương hàn, Leptospirosis, nhiễm trùng do Rickettsia, dịch hạch).

Điều trị bệnh Marburg như thế nào?

Hiện tại chưa có thuốc kháng virus điều trị bệnh, chủ yếu vẫn là chăm sóc hỗ trợ- bù nước bằng chất lỏng uống hoặc truyền tĩnh mạch, duy trì tình trạng oxy và huyết áp, thay thế các yếu tố đông máu và máu bị mất, đồng thời điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng phức tạp khác.

Cần làm gì để phòng bệnh Marburg trong cộng đồng

Đối với cấp quản lý, nhà sử dụng lao động: Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh Marburg nên các biện pháp dự phòng hiện nay có thể áp dụng là quản lý ca bệnh, giám sát bao gồm truy tìm người tiếp xúc, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm. Tăng cường truyền thông đến người lao động các kiến thức về triệu chứng bệnh và cách phòng tránh dịch bệnh Marburg để có thể dự phòng cho bản thân, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

Nhà máy thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh

Nguồn: Báo VOV-TPCHM

Đối với người lao động:

+ Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể (nước tiểu, phân, nước bọt, mồ hôi, chất nôn, sữa mẹ, nước ối, tinh dịch và dịch âm đạo) của những người bị bệnh.

+ Tránh tiếp xúc với tinh dịch của người đã khỏi bệnh Marburg cho đến khi xét nghiệm cho thấy virus đã biến mất khỏi tinh dịch của họ

+ Tránh tiếp xúc với những vật dụng có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh (quần áo, khăn trải giường, kim tiêm và thiết bị y tế).

+ Tránh hoạt động tang lễ hoặc chôn cất liên quan đến việc chạm vào thi thể của người đã chết vì nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc Marburg.

+ Tránh tiếp xúc với dơi ăn quả và các loài linh trưởng không phải người (khỉ và tinh tinh) và máu chất dịch hoặc thịt sống được chế biến từ những động vật này hoặc động vật chưa biết. Tránh những khu vực được biết là nơi sinh sống của dơi ăn quả( mỏ hoặc hang động).

+ Sau khi trở về từ khu vực đang bùng phát dịch bệnh, mọi người nên theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 21 ngày và cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh Marburg.

Người lao động tuân thủ vệ sinh khử khuẩn tay tại nơi làm việc.

Nguồn: Báo Dân vận- Phòng, chống dịch Covid-19

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã đưa ra thông điệp Phòng, chống dịch bệnh Marburg để các cá nhân và cộng đồng dễ dàng nhận biết và chủ động phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này.

Nguồn: Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC)

Nguồn:

  • Công văn 1452/BYT-DP ngày 17 tháng 3 năm 2023 về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg.
  • Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế: Bản tin “ Tăng cường giám sát dịch bệnh Marburg”.
  • Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
  • Trung tâm Quốc gia về các bệnh Truyền nhiễm mới nổi và lây từ động vật sang người(NCEZID)
  • Phòng Bệnh học và Mầm bệnh hậu quả cao (DHCPP) 
  • Chi nhánh Mầm bệnh đặc biệt do virus (VSPB)

Thông tin

Hãy điền thông tin trước khi làm bài kiểm tra bạn nhé

Hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa


Họ và tên
Công ty
Số điện thoại
Mã nhân viên
Thay đổi thông tin
This site is registered on wpml.org as a development site.